Gan nhiễm mỡ “im lặng” - Nguy cơ lớn hình thành xơ gan

Gan nhiễm mỡ “im lặng” - Nguy cơ lớn hình thành xơ gan 

Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan chứa quá nhiều chất béo, thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ bị bỏ sót. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm gan, xơ hóa gan và gây ra các hậu quả thảm khốc nếu không được phát hiện sớm.

Gan nhiễm mỡ là gì? 

- Gan nhiễm mỡ được chia làm 2 loại: do rượu và không do rượu. Trong đó loại không do rượu (NAFLD) ngày càng gia tăng, là nguyên nhân gây tổn thương gan phổ biến hiện nay.  

- Ở người bệnh gan nhiễm mỡ, lượng chất béo tích tụ quá nhiều trong tế bào gan. Điều này dẫn đến các tế bào gan bị phá hủy và thay thế bằng các mô hình thành sẹo. Lúc này, chức năng của gan bị suy giảm nghiêm trọng.

Gan nhiễm mỡ “im lặng” - Nguy cơ lớn hình thành xơ gan

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

Một số yếu tố nguy cơ chính gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu bao gồm:

- Tăng mỡ máu: tăng cholesterol, triglyceride 

- Béo phì, tích mỡ ở vùng bụng

- Rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường, tuyến giáp 

- Chế độ ăn không lành mạnh: ngọt, mặn, nhiều dầu mỡ 

- Một số bệnh lý nội tiết: PCOS, hội chứng chuyển hóa 

Triệu chứng của gan nhiễm mỡ

- Giai đoạn đầu, bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ qua xét nghiệm. 

- Khi chuyển sang giai đoạn viêm gan nhiễm mỡ, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sau: 

+ Mệt mỏi, chán ăn, sút cân

+ Đau tức vùng hạ sườn phải 

+ Gan to, vàng da, vàng mắt

+ Các triệu chứng xơ gan: bụng to, chướng bụng, vùng bụng xuất hiện những đốm đỏ tím (các mao mạch giãn), ...

Biến chứng nguy hiểm tiến triển thành xơ gan  

- Theo các thống kê, khoảng 12-40% bệnh nhân gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ.  

- Trong số đó, 15-25% sẽ chuyển thành xơ gan nếu không được điều trị. 

- Xơ gan là giai đoạn tổn thương gan nghiêm trọng, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến:

+ Xuất huyết tiêu hóa 

+ Nhiễm trùng, bội nhiễm 

+ Suy thận 

+ Ung thư gan

+ Tử vong 

Điều trị và phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả

Để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần: 

- Giảm cân: Giảm 0,5 - 1 kg mỗi tuần để cải thiện tình trạng gan

- Tập thể dục thường xuyên, cải thiện lối sống lành mạnh 

- Kiêng rượu bia, thuốc lá độc hại  

- Kiểm soát tình trạng mỡ máu và đường huyết 

- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, bổ sung vitamin E, axit béo omega 3 và dùng statin cũng giúp cải thiện phần nào tình trạng bệnh.  

Vậy, gan nhiễm mỡ là căn bệnh “im lặng”, dễ bị bỏ sót song tiềm ẩn nguy cơ biến chứng hiểm nghèo. Chính vì vậy, việc tầm soát sớm, điều trị kịp thời là điều vô cùng quan trọng giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn