Vai trò chẩn đoán hình ảnh trong bệnh lý gan và cách phát hiện sớm

Vai trò chẩn đoán hình ảnh trong bệnh lý gan và cách phát hiện sớm

Gan là một cơ quan nằm ở vùng bụng phía bên phải, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình trao đổi chất và lọc máu của cơ thể. Tuy nhiên, gan cũng là một trong những cơ quan dễ bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như lạm dụng rượu bia, nhiễm virus, chấn thương, các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường hoặc thừa cân béo phì. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến gan là vô cùng cần thiết để có thể đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe con người.

Nhóm bệnh lý về gan thường gặp

Tổn thương gan lan tỏa

- Gan nhiễm mỡ: Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan, chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan. Nguyên nhân có thể do chuyển hóa chất độc, nhiễm trùng hoặc thiếu máu cục bộ tại gan.

- Xơ gan: Xơ gan là giai đoạn muộn của các bệnh về gan như viêm gan hoặc nghiện rượu mãn tính. Cơ chế chính là sự phát triển của tổ chức sẹo gây xơ hóa. Có thể phân loại xơ gan thành:

+ Xơ gan tại gan: Do viêm gan (virus, tự miễn), nghiện rượu, viêm xơ đường mật, nhiễm sắt, đồng.

+ Xơ gan sau gan (Hội chứng Budd-Chiari): Do tắc tĩnh mạch gan (rối loạn đông máu, di căn).

+ Xơ gan trước gan: Hay gặp do sán máng gây xơ hóa quanh khoảng cửa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

- Viêm gan: Tình trạng tổn thương nhu mô gan, khiến các chức năng gan bị suy giảm. Nguyên nhân có thể do nhiễm virus, nhiễm khí sinh trùng, nhiễm độc, tự miễn.

- Lymphoma: Lymphoma hay còn gọi là u lympho là một loại ung thư ở hệ bạch huyết, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan.

- Các tổn thương áp xe nhỏ rải rác, sán máng gan, vôi hóa nhu mô.

Vai trò chẩn đoán hình ảnh trong bệnh lý gan và cách phát hiện sớm

Tổn thương nang gan và dạng nang

- Nang gan: Hiện tượng hình thành ổ trống chứa dịch trong gan, được xem như một khối u lành tính, không gây ra ung thư.

- Caroli: Bệnh di truyền lặn, rối loạn phát triển đường mật.

- Biloma: Tình trạng mật hoặc máu tụ thành ổ ở gan, thường sau chấn thương gan.

- Áp xe gan: Gan bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng, hình thành các lỗ nhỏ có mủ.

- Nang sán: Do loài sán dẹt có đốt Echinococus granulosus gây ra, hình thành các nang trong các phủ tạng, đặc biệt là ở gan và phổi.

- Hoại tử nhu mô gan: Sau chấn thương hoặc sau điều trị như nút mạch, đốt sóng cao tần.

Tổn thương gan do chấn thương

- Đụng dập tụ máu nhu mô gan.

- Tổn thương mạch máu sau chấn thương.

Tổn thương dạng nốt, khối đặc

- Ung thư tế bào gan.

- Di căn gan.

- U máu gan.

- U tuyến gan.

- Loạn sản thể nốt khu trú.

Tổn thương mạch máu trong gan

- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Ứ trệ tuần hoàn nặng trong hệ thống cửa, thể hiện bằng lách to, tuần hoàn bàng hệ, trĩ, cổ trướng,...

- Hội chứng Budd-chiari: Tắc tĩnh mạch gan do cục máu đông, cản trở dòng máu chảy vào tim.

- Khí tĩnh mạch cửa: Không phải bệnh cụ thể mà là dấu hiệu có thể gặp trong các bệnh lý cấp cứu bụng.

- Tổn thương mạch sau chấn thương.

Các kỹ thuật hình ảnh thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh lý gan

X-quang

- X-quang quy ước.

- Chụp X-quang mạch máu.

Siêu âm

- Siêu âm trắng đen.

- Siêu âm Doppler.

- Siêu âm đàn hồi.

- Siêu âm động học với chất tương phản.

- Siêu âm là chẩn đoán hình ảnh thường dùng trong chẩn đoán bệnh lý gan.

X quang cắt lớp vi tính (chụp CT)

- CT không cản quang.

- CT có cản quang đa thì.

Cộng hưởng từ (MRI)

- Cộng hưởng từ không chất tương phản từ.

- Cộng hưởng từ có chất tương phản từ.

- Cộng hưởng từ với chất tương phản đặc hiệu mô (gan-mật).

- Cộng hưởng từ đặc biệt: đàn hồi, tưới máu, phổ.

- Chụp MRI giúp chẩn đoán bệnh lý gan.

Vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán một số bệnh lý gan

Gan nhiễm mỡ

- Siêu âm cho hình ảnh gan nhiễm mỡ là tăng âm so với nhu mô thận, gan bình thường, thành tĩnh mạch cửa tạo nên hình ảnh đặc trưng gọi là "gan sáng", bề mặt gan nhẵn, gan thường to nhẹ.

- Bên cạnh siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể phát hiện gan nhiễm mỡ. 

- Tuy nhiên, chẩn đoán hình ảnh chỉ phát hiện được tình trạng gan nhiễm mỡ mà chưa đánh giá được đầy đủ chức năng gan và nhiều tổn thương khác.

Xơ gan

- Siêu âm có vai trò xác định chẩn đoán xơ gan: đánh giá nhu mô gan, bờ gan, từ đó định hướng nguyên nhân gây xơ gan.

- Siêu âm cũng giúp tìm các tổn thương do hậu quả của xơ gan như lách to, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dịch ổ bụng,…

- Đồng thời, siêu âm giúp chẩn đoán phân biệt xơ gan với các bệnh lý gan khác.

Viêm gan

- Đối với bệnh nhân viêm gan cấp tính và mãn tính, siêu âm gan có thể thấy được các tổn thương của gan, kích thước gan tăng nhưng hình ảnh nhu mô gan chưa thấy có biến đổi rõ rệt.

Nang gan

- Siêu âm giúp xác định chẩn đoán nang gan (số lượng, tính chất nang), chẩn đoán phân biệt, tìm các tổn thương phối hợp khác.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

- Các chẩn đoán hình ảnh được sử dụng gồm chụp X-quang thực quản cản quang, chụp X-quang lách - cửa (đánh giá mức độ giãn nở của tĩnh mạch cửa), chụp gan xa (đánh giá kích thước gan).

Áp xe gan 

- Siêu âm, chụp CT bụng là những xét nghiệm hình ảnh quan trọng giúp phát hiện áp xe gan.

Lymphoma

- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể xác định các khối u hoặc các hạch bạch huyết bị sưng.

Hội chứng Budd-Chiari

- Siêu âm Doppler lấy thông tin về lưu lượng máu, giúp chẩn đoán hội chứng Budd-Chiari.

- Chụp CT cho thấy kích thước to của gan và thay đổi mật độ mô gan do lưu lượng máu bất thường.

Ung thư gan

- Chụp động mạch gan chọn lọc giúp thấy các động mạch trong gan bị khối u đẩy rộng ra.

- Chụp MRI có độ chẩn đoán chính xác cao, phát hiện tổn thương xâm lấn tĩnh mạch trong gan.

- Chụp X-quang lồng ngực phát hiện di căn phổi, chụp tĩnh mạch cửa, soi ổ bụng,...

Chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ quan sát được tổn thương của gan, vị trí, tương quan với các cơ quan khác nên đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán các bệnh gan khu trú, lan tỏa. Gan có vai trò lọc máu, sản sinh hormon nên cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện và điều trị bệnh gan kịp thời, hiệu quả.

Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT, chụp MRI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm các bệnh lý về gan. Các kỹ thuật hình ảnh hiện đại giúp bác sĩ đánh giá tổn thương, vị trí, mức độ lan tỏa của bệnh một cách chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, để hạn chế tiến triển của bệnh gan, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, đồng thời tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn