7 "loại thuốc" tự nhiên giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan

7 "loại thuốc" tự nhiên giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan

Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào thải chất độc, chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo, dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen, tổng hợp protein, sản xuất các yếu tố đông máu và mật... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lối sống và điều kiện sống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, thuốc quá liều... khiến gan dễ bị tổn thương. 

Các bệnh lý thường gặp ở gan gồm có viêm gan virus, xơ gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ. Những bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn tới suy giảm chức năng hoặc thậm chí là suy gan, gây nguy hiểm tính mạng. Các bác sĩ khuyến cáo, bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn, người bệnh cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của "thực phẩm chức năng". Có rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày có tác dụng như "thuốc" chữa lành và tăng cường chức năng cho gan. Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu 7 "loại thuốc" siêu rẻ có nguồn gốc từ tự nhiên này nhé!

Chất béo lành mạnh

Nhiều người mắc bệnh gan thường có quan niệm rằng bệnh nhân gan cần kiêng toàn bộ mỡ động, thực vật để giảm tải cho gan là hoàn toàn sai lầm. Chất béo vẫn là một trong những dưỡng chất không thể thiếu để nuôi cơ thể, đặc biệt là "nuôi" gan. Các axit béo này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn có tác dụng tạo thành màng tế bào lành mạnh, ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho gan.

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Gan Mỹ (AASLD), trong chế độ ăn của người bệnh gan, chất béo cần chiếm khoảng 30% tổng năng lượng. Người lớn cân nặng 70kg cần bổ sung khoảng 60 đến 90g chất béo mỗi ngày. Trong đó, tối đa không quá 30% là các chất béo bão hòa (thịt đỏ, mỡ động vật...). Số 70% chất béo còn lại là béo không bão hoà (dầu thực vật) và thay thế (dầu cá).

Các nguồn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh có thể kể đến như: Các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích...), hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, đậu phộng...), dầu thực vật (dầu olive, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu ngô...), bơ, sữa chua, avocado...

7 "loại thuốc" tự nhiên giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan

Protein 

Protein là dưỡng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh gan, giúp phục hồi các tổn thương và tái tạo các tế bào gan bị hư hại. Đặc biệt, các axit amin trong protein còn có tác dụng bảo vệ, làm giảm quá trình viêm nhiễm, ngăn ngừa sự xơ hóa ở gan. 

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh nên lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng, đảm bảo bổ sung đầy đủ nhu cầu protein hằng ngày. Theo khuyến nghị của Hội Gan Mỹ, với người bệnh viêm gan virus cấp tính, lượng protein cần hấp thu không dưới 80g/ngày, người bệnh xơ gan cần tối thiểu 100g/ngày.

Nguồn protein nên được bổ sung cân đối từ thực vật và động vật. Các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu nành...), ngũ cốc và rau có hàm lượng protein dồi dào, bổ sung tốt nguồn protein cho cơ thể. Bên cạnh đó, thịt nạc (gà, bò...), cá, tôm, sữa cũng là những lựa chọn lý tưởng.

Glucose và tinh bột

Khi sức khỏe bị suy yếu do bệnh gan, nhu cầu năng lượng trong cơ thể sẽ tăng lên. Nếu không được đáp ứng đầy đủ, sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Lượng glucose và tinh bột trong máu ở mức bình thường sẽ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, thúc đẩy tăng trưởng và tái tạo các tế bào bị tổn thương. 

Theo các bác sĩ, nhu cầu bổ sung glucose mỗi ngày ở người trưởng thành là 4-6 gam, tương đương với khoảng 1 thìa cà phê glucose. Đối với tinh bột, người trưởng thành cân nặng 60kg cần bổ sung khoảng 130 gam mỗi ngày.

Các nguồn thực phẩm giàu glucose và tinh bột mà người bệnh gan có thể bổ sung gồm có: Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức, yến mạch, lúa mì...), khoai lang, khoai tây, chuối, các loại đậu, quả hạch... Đây đều là những "thực phẩm chức năng" giúp bảo vệ gan vô cùng hiệu quả.

Vitamin A 

Vitamin A được mệnh danh là "thần dược" để bảo vệ và phòng chống ung thư cho gan. Đây cũng là loại vitamin quan trọng nhất, có khả năng kích thích tế bào gan làm việc hiệu quả hơn. Vitamin A giúp kích thích sự biệt hóa của tế bào gan, thúc đẩy tế bào mới sinh sản và thay thế cho những tế bào bị tổn thương.  

Bên cạnh tác dụng chữa lành vết thương và phòng ngừa ung thư, vitamin còn có khả năng kích thích tiêu hóa các chất béo, protein và carbohydrate. Nó còn điều hòa quá trình trao đổi chất hỗ trợ đào thải chất thải ra khỏi cơ thể.

Nhu cầu vitamin A được khuyến nghị là 800mcg/ngày đối với nam giới, 750 mcg/ngày đối với nữ giới. Người bệnh gan nên bổ sung đầy đủ lượng này thông qua chế độ dinh dưỡng của mình. 

Một số thực phẩm giàu vitamin A tốt cho người bệnh gan bao gồm: cà rốt, ớt chuông đỏ, khoai lang, bí đỏ, xà lách, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, trứng, gan động vật, sữa các loại...

Các vitamin nhóm B 

Không chỉ vitamin A, nhóm vitamin B cũng có tác dụng vô cùng "thần kỳ" đối với sức khỏe của gan. Các loại vitamin này không chỉ cải thiện các triệu chứng và biến chứng của bệnh gan mà còn giúp nâng cao khả năng miễn dịch của gan trước các tác nhân gây hại.

Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung đủ lượng Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9 đã làm giảm huyết thanh transaminase ở người bệnh viêm gan siêu vi C. Vitamin B giúp ổn định huyết áp, giữ cho mức cholesterol máu ở ngưỡng an toàn, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và năng lượng.

Người mắc bệnh gan cần bổ sung 10-30 mg vitamin B mỗi ngày. Các nguồn tốt nhất để cung cấp vitamin B bao gồm: Thịt gia cầm, cá hồi, trứng, sữa, đậu nành, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt.

Vitamin E 

Một nghiên cứu mới khẳng định vitamin E có thể là giải pháp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do sử dụng rượu. Vitamin này vốn đã được biết đến với vai trò như một “vệ sĩ” của gan, chống lại stress oxy hóa - một yếu tố chính dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ hoặc viêm gan.

Bệnh nhân bị xơ gan nên bổ sung từ 100 - 200 mg vitamin E mỗi ngày trong chế độ ăn uống của mình. Ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật, đậu nành, đậu phộng, rau xanh có lá đậm màu là những nguồn cung cấp vitamin E phong phú.

Thực phẩm màu xanh

Theo thuyết âm dương ngũ hành trong Đông y, màu xanh được xem là màu sinh tài với gan, có tác dụng hỗ trợ điều trị gan hiệu quả. Các thực phẩm tốt nhất cho gan trong nhóm thực phẩm màu xanh là các loại rau, củ, quả xanh đậm như rau bina, cải xoăn, cải bắp, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, măng tây, bí xanh... 

Những thực phẩm này chứa hàm lượng axit folic phong phú, là chất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất protein trong cơ thể. Chúng còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp kích thích quá trình đào thải chất cặn bã khỏi cơ thể. Đồng thời, có tác dụng xoa dịu tinh thần, làm giảm căng thẳng và lo âu cho người bệnh.

Ngoài 7 nhóm thực phẩm kể trên, người bệnh gan cũng cần lưu ý một số điều trong chế độ ăn uống hằng ngày để bảo vệ và cải thiện chức năng của gan:

- Hạn chế sử dụng muối và đồ ngọt

- Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng 

- Kiêng rượu bia, thuốc lá độc hại  

- Ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm

- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi 

Như vậy, với 7 "loại thuốc" tự nhiên nói trên, kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tình và cải thiện sức khỏe gan một cách hiệu quả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, tận hưởng một cuộc sống ý nghĩa bên người thân và gia đình!

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn